TRUYỀN PTC ĐÀO THẢI CHOLESTEROL “XẤU”
- Người viết: Anh Đức - Y Học Tái Sinh lúc
- Dịch vụ thải độc
Cholesterol là gì? Có bao nhiêu loại cholesterol? Cholesterol có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
1. Mỡ máu là gì?
Lipid máu (còn gọi là “mỡ máu”) là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Lipid máu bao gồm hai thành phần quan trọng nhất là: Cholesterol, Triglycerid
1.1. Cholesterol
Cholesterol là thành phần quan trọng nhất của Lipid máu, có màu vàng nhạt, được phân lập lần đầu tiên vào năm 1789 từ từ sỏi mật bởi Poulletier và năm 1815 Chevreul đề nghị đặt tên là cholesterol. Cholesterol tham gia xây dựng bộ khung tế bào, sản xuất một số nội tiết như cortisone, hormone sinh dục nữ, testosterone, sản xuất dịch mật và tiền dẫn xuất của vitamin D.
Cholesterol trong cho cơ thể được bổ sung từ hai nguồn: Cơ thể tự tổng hợp (cholesterol nội sinh) chiếm khoảng 75% tổng lượng cholesterol trong máu. Gan là nhà máy chính sản xuất Cholesterol, chiếm khoảng 20–25% lượng cholesterol mỗi ngày (tương đương 1 g/ngày). Các bộ phận khác cũng tổng hợp cholesterol là ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Lượng cholesterol còn lại là từ thức ăn có nguồn gốc từ mỡ động vật. Cholesterol được chia thành hai loại:
+ Cholesterol “tốt”: còn có tên khoa học là HDL Cholesterol. HDL được coi là Cholesterol “tốt” do HDL có chức năng vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, chúng đồng thời cũng vận chuyển cholesterol “xấu” ra khỏi các mảng xơ vữa thành mạch nên giúp giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và các biến chứng của chúng (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…). HDL Cholesterol chiếm khoảng 25-30% tổng số cholesterol trong máu.
+ Cholesterol “xấu”: Tên khoa học là LDL cholesterol. Tại sao lại coi là Cholesterol “xấu”? Đó là do khi LDL tăng nhiều trong máu sẽ dẫn đến sự lắng đọng ở thành mạch máu, đặc biệt ở mạch máu của tim và não. Quá trình lắng đọng này sẽ gây nên các mảng xơ vữa thành mạch. Những mảng xơ vữa này sẽ dần dần phát triển lên và gây chít hẹp hoặc tắc mạch máu (tắc bán phần hoặc toàn phần) và/hoặc chúng có thể đột ngột vỡ ra gây tắc mạch máu cấp tính, ngăn chặn sự lưu thông của máu dẫn đến hậu quả nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não. Do tính chất “xấu” nên LDL cholesterol thường được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần phải theo dõi trong dự phòng và khi điều trị rối loạn Lipid máu.
+ Lp(a) Cholesterol: là một dạng biến thể của LDL cholesterol. Khi Lp(a) tăng trong máu sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch do có sự tương tác với các chất khác trong quá trình hình thành vữa xơ động mạch.
1.2. Triglycerides
Triglycerides là một dạng mỡ trong cơ thể. Khi Triglycerides trong máu tăng cao thường kéo theo trình trạng tăng cholesterol toàn phần, bao gồm cả tăng LDL-Cholesterol “xấu” và giảm lượng HDL -Chelesterol “tốt”.
Tăng mỡ máu, tăng cholesterol máu được xếp vào nhóm bệnh “rối loạn chuyển hóa”, thường phải trải qua một quá trình lâu dài, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh tiến triển thầm lặng và đến giai đoạn cuối thì gây ra những hậu quả trầm trọng cho cơ thể như các bệnh tim mạch, tuần hoàn não, v.v… Có rất nguyên nhân gia tăng LDL cholesterol “xấu”, triglycerides và giảm HDL Cholesterol “tốt” như cơ địa của mỗi người, yếu tố tuổi tác, gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại cho sức khỏe như uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động hoặc có liên quan đến các bệnh khác như tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, đái tháo đường, rối loạn chức năng gan, v.v.
2. Phosphatidyl Choline (PTC) giúp điều trị mỡ máu hiệu quả
Phosphatidyl Choline (PC) là một chất có trong trứng, đậu nành, hạt cải, hướng dương, và các loại thực phẩm khác. Phosphatidyl Choline là nhân tố chính cấu trúc màng tế bào, đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình chuyển hóa của chất béo. Chất Choline làm cho chất béo di chuyển ra-vào tế bào dễ dàng hơn và có vai trò chính trong chuyển hóa mỡ, cholesterol ở gan và vận chuyển mỡ trong máu.
Phosphatidyl Choline giúp điều trị giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim do tắc mạch máu: Những người mắc bệnh cholesterol cao (mỡ máu) thường có nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim do mỡ đọng lại trên các thành mạch máu và/hoặc các khối hạt mỡ làm tắc mạch máu. Phosphatidyl Choline giúp giảm khả năng gây xơ vữa động mạch nhờ tăng tính tan của cholesterol, giảm lượng Cholesterol “xấu”, giảm nguy cơ cholesterol lắng đọng ở các mô và ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tránh hình thành các huyết khối.
Bên cạnh đó, Phosphatidyl Choline còn có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan (tổn thương gan do vi rút, gan nhiễm mỡ, suy gan, bệnh Gan-Não, bệnh gan do rượu, ma túy, nhiễm độc hóa chất) cũng như trong điều trị các các bệnh lý về não như: mất trí nhớ, lo lắng, bệnh Alzheimer, các tình trạng rối loạn tâm thần: hưng cảm, trầm cảm.
Như vậy, người có cholesterol máu cao, mỡ máu khi sử dụng Phosphatidyl Choline bên cạnh việc điều trị cholesterol máu cao để phòng ngừa các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì còn điều trị được cả nguy cơ gan nhiễm mỡ và các bệnh suy giảm hoặc mất trí nhớ.