𝐂𝐡𝐚̂́𝐭 đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 giúp duy trì sự cân bằng nước và axit/ bazơ trong cơ thể, giúp hỗ trợ chức năng của cơ và thần kinh, kiểm soát nhịp tim, ổn định huyết áp và các chức năng quan trọng khác.
Trong cơ thể người, chất điện giải được tìm thấy dưới dạng muối và khoáng chất trong máu, nước tiểu và dịch cơ thể.

Các chất điện giải chính bao gồm: natri (sodium), kali (postasium), bicarbonate (HCO3) và clorua (chloride). Ngoài ra còn có các chất như: canxi (calcium), magie (magnesium), phốt phát (phosphate)…
Khi một hoặc nhiều chất điện giải trong cơ thể tăng hoặc hạ được gọi là rối loạn điện giải.
𝐗𝐞́𝐭 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 đ𝐨̂̀ (𝐈𝐨𝐧 đ𝐨̂̀) là xét nghiệm chẩn đoán rối loạn điện giải, kiểm tra 4 chất: 𝑁𝑎𝑡𝑟𝑖, 𝐾𝑎𝑙𝑖, 𝐶𝑎𝑛𝑥𝑖, 𝐶𝑙𝑜𝑟𝑢𝑎.
𝐘́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐜𝐮̉𝐚 𝐱𝐞́𝐭 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 đ𝐨̂̀: Trị số tham chiếu của xét nghiệm phụ thuộc vào tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ và phương pháp đo của từng phòng xét nghiệm. Dưới đây là giá trị tham khảo:
1. 𝑵𝒂𝒕𝒓𝒊: 133-146 mmol/L
2. 𝑲𝒂𝒍𝒊: 3,5-5,3 mmol/L
3. 𝑪𝒂𝒏𝒙𝒊: 8,2-10,2 mg/dL
4. 𝑪𝒍𝒐𝒓𝒖𝒂: 95-108 mmol/L
Mức điện giải bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: lượng nước hấp thụ qua ăn uống, lượng nước trong cơ thể và chất điện giải bài tiết qua thận.
Chỉ số điện giải cao hoặc thấp hơn mức bình thường không có nghĩa là bạn đang bị một bệnh lý nào đó. Bởi vì có một số nguyên nhân khác làm mất cân bằng điện giải như: uống nhiều nước, mất nước hay do một số loại thuốc. Tuỳ vào loại chất điện giải bị mất cân bằng mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị để cân bằng điện giải.