𝐓𝐮𝐲𝐞̂́𝐧 𝐠𝐢𝐚́𝐩 là một tuyến nội tiết có hình dạng như con bướm, gồm hai thuỳ, nằm ở trước cổ, chịu trách nhiệm điều tiết nhiều hoạt động của cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất và tăng trưởng.

Tuyến giáp sản xuất hai loại hormone chính là T𝐡𝐲𝐫𝐨𝐱𝐢𝐧𝐞 (𝐓𝟒) và 𝐓𝐫𝐢𝐢𝐨𝐝𝐨𝐭𝐡𝐲𝐫𝐨𝐧𝐢𝐧𝐞 (𝐓𝟑) được điều tiết bởi hormone 𝐓𝐒𝐇 từ tuyến yên trên não. Hormone do tuyến giáp sản xuất hoạt động trên tế bào trong hầu hết mọi mô của cơ thể.
Xét nghiệm chức năng tuyến được sử dụng để đo mức độ hoạt động của tuyến giáp. Trong đó, 3 xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất là: TSH, FT3, FT4.
1. 𝐓𝐒𝐇: Là hormone kích thích tuyến giáp, chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng hormone do tuyến giáp tiết ra. Định lượng TSH là xét nghiệm để xác định rối loạn chức năng tuyến giáp.
2. 𝐅𝐓𝟒: Hầu hết T4 trong cơ thể liên kết với protein huyết tương. Một phần nhỏ không liên kết được gọi là Free T4. FT4 thường được ưu tiên hơn xét nghiệm T4 toàn phần vì không bị ảnh hưởng bởi các tình trạng gây tăng nồng độ protein huyết tương. Kết quả FT4 thường được xem cùng TSH.
3. 𝐅𝐓𝟑: Free T3, là T3 tự do không liên kết với protein. FT3 thường được chỉ định ở bệnh nhân có triệu chứng của cường giáp hoặc có TSH giảm nhưng FT4 ở ngưỡng bình thường.
Một số xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp khác là: định lượng T3 toàn phần, T4 toàn phần, TBG…
𝐋𝐨̛̣𝐢 𝐢́𝐜𝐡 𝐱𝐞́𝐭 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐲𝐞̂́𝐧 𝐠𝐢𝐚́𝐩:
Ngoài việc chẩn đoán rối loạn chức năng tuyến giáp thì xét nghiệm TSH còn giúp xác định nguồn gốc gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp, từ đó theo dõi tiến triển bệnh tuyến giáp và đánh giá đáp ứng điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp.
𝑻𝑺𝑯 𝒄𝒂𝒐:
- Suy giáp có nguồn gốc tuyến giáp.
- Cường giáp có nguồn gốc tuyến yên hay dưới đồi.
𝑻𝑺𝑯 𝒕𝒉𝒂̂́𝒑:
- Suy giáp có nguồn gốc tuyến yên hay dưới đồi.
- Cường giáp có nguồn gốc tuyến giáp.