SUY GIẢM TRÍ NHỚ TẠM THỜI LÀ GÌ?

Suy giảm trí nhớ là một tình trạng bệnh lý khiến người mắc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới và/hoặc bắt đầu quên dần những thông tin cũ. Điều này cản trở đến việc thực hiện các hoạt động hằng ngày, thậm chí nếu nặng hơn có thể khiến họ mất dần khả năng tự chăm sóc bản thân.

+

DẤU HIỆU CỦA SUY GIẢM TRÍ NHỚ

Hội chứng suy giảm trí nhớ có thể biểu hiện bằng những dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

Quên thông tin mới hoặc vừa biết cách đó không lâu: Đây có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của suy giảm trí nhớ. Người bị suy giảm trí nhớ thường quên các cuộc hội thoại, sự kiện hoặc địa điểm họ vừa mới tìm hiểu.

Mất khả năng thực hiện các nhiệm vụ quen thuộc: Một biểu hiện của người bị suy giảm trí nhớ là gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ quen thuộc hàng ngày, chẳng hạn như nấu ăn, làm việc nhà hoặc lái xe đến một địa điểm quen thuộc.

Mất định hướng về thời gian hoặc không gian: Người bị suy giảm trí nhớ có thể quên mất ngày trong tuần, năm, thậm chí là mùa. Người bệnh cũng có thể cảm thấy bối rối về việc họ đang ở đâu/làm gì.

Thay đổi tính cách, cảm xúc và hành vi: Triệu chứng suy giảm trí nhớ có thể là sự thay đổi về tính cách, cảm xúc và hành vi, chẳng hạn như người bệnh dễ cảm thấy buồn, sợ hoặc lo lắng hơn bình thường. Người bệnh cũng có thể trở nên nhanh chóng bực dọc hoặc dễ bị kích động.

AI DỄ BỊ SUY GIẢM TRÍ NHỚ?

Mặc dù suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở bất kỳ lứa tuổi nào, thế nhưng một số nhóm người có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn:

Người cao tuổi: Tuổi tác là yếu tố rủi ro lớn hơn cả khi nói đến suy giảm trí nhớ.

Người mắc các bệnh mạn tính: Những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, vấn đề về cholesterol có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao hơn.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh liên quan đến trí nhớ như Alzheimer cũng có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao hơn.

Dùng chất kích thích: Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, ma túy… là nhóm đối tượng dễ bị suy giảm trí nhớ hơn.

Những người có vấn đề tâm lý: Người chịu áp lực tâm lý cao, đã hoặc đang bị trầm cảm/rối loạn lo âu… cũng dễ bị suy giảm trí nhớ hơn bình thường.

GIẢI PHÁP ĐẾN TỪ ZELL-V VIỆT NAM

Để hỗ trợ và cải thiện trí não, ZÉLL-V Việt Nam mang đến công thức độc quyền Tăng cường hoạt động trí não với sự kết hợp của Vitamin B tổng hợp giúp tạo thành một phần của tất cả các màng tế bào kết hợp với Phosphatidylcholine – một loại chất béo được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể mà các tế bào não sử dụng để giao tiếp với nhau, từ đó làm tăng mức độ dẫn truyền thần kinh giúp chúng ta cảm thấy chú ý và tập trung. Bên cạnh đó, công thức của ZÉLL-V còn được bổ sung Alpha Lipoic Acid – một axit hữu cơ đóng vai trò chống oxi hóa, chống lo âu và Magnesium Sulphate để tăng cường sản xuất chất truyền thần kinh, cải thiện sản xuất năng lượng tổng thể.