𝐀𝐜𝐢𝐝 𝐔𝐫𝐢𝐜 là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ Purin, một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể người và trong nhiều loại thực phẩm như nội tạng, thịt động vật và rượu bia.

𝐂𝐡𝐢̉ 𝐬𝐨̂́ 𝐀𝐜𝐢𝐝 𝐔𝐫𝐢𝐜 là đơn vị đo lường nồng độ aci uric trong máu. Theo dõi chỉ số acid uric máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán:
1. 𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒈𝒐𝒖𝒕: bệnh gout xảy ra khi nồng độ acid uric tăng cao, gây tích tụ acid uric quá mức, thúc đẩy sự hình thành các tinh thể Sodium Urat ở các khớp gây viêm.
2. 𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒔𝒐̉𝒊 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒏: một lượng acid uric trong máu có thể làm gia tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận urat
3. 𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒕𝒊𝒎 𝒎𝒂̣𝒄𝒉: nghiên cứu cho thấy, chỉ số acid uric máu tăng cao có thể kích thích tế bào cơ trơn trong thành mạch máu tăng sinh, thúc đẩy chứng xơ vữa động mạch và gây ra bệnh mạch vành.
Ngoài bệnh gout, bệnh sỏi thận và bệnh tim mạch, chỉ số acid uric máu tăng cao còn là nguyên nhân, tác nhân thúc đẩy hàng loạt càng bệnh lý tiến triển chẳng hạn như:
- 𝑯𝒐̣̂𝒊 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̂̉𝒏 𝒉𝒐𝒂́
- 𝑻𝒊𝒆̂̉𝒖 đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈
- 𝑺𝒖𝒚 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒏
𝐋𝐮̛𝐮 𝐲́: kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số acid uric máu tăng cao không phải lúc nào cũng phản ánh cơ thể bạn mắc bệnh. Bởi lẽ, nồng độ acid uric trong máu còn có thể tăng cao do chế độ ăn uống và lịch sử dùng thuốc. Vì thế, sau khi nhận kết quả xét nghiệm bạn cần thảo luận với bác sĩ để hiểu đúng về ý nghĩa chỉ số acid uric tại thời điểm đó để xác định được phác đồ điều trị phù hợp.